Chó, Nghê, Cẩu trong văn hóa tâm linh người Việt ( Phần 1 )

Chó trong từ điển tiếng Việt còn được gọi là con Muông, con Cầy. Trong 12 con giáp, Chó được làm biểu tượng cho con giáp thứ 11. Trong số các vật nuôi trong nhà thì chó đứng vị trí thứ 5 sau Gà, Bò, Dê và Lợn.  Được gắn bó lâu dài, phổ biếm, mang giá trị vật chất đa dạng và mật thiết nên chó cũng tạo giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hóa – nghệ thuật của người Việt xưa.

CHÓ TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT CỔ

Hình tượng con chó trong truyền thuyết của người Việt được lưu truyền lâu đời và hình thành từ rất sớm. Dân gian truyền rằng, ban đầu An Dương Vương chọn vùng Uy Nỗ làm nơi xây dựng kinh đô, nhưng đàn chó của vua lại kéo nhau sang vùng Cổ Loa lót ổ đẻ con, trong đó có cả Kim Ngân Cẩu – con chó được vua yêu thích nhất. Với quan niệm từ xưa : “đất chó đẻ là đất quý” nên An Dương Vương mới quyết định xây dựng thành trì cho mình tại vị trí này và lấy tên là Cổ Loa Thành.

Theo Ngọc phả cổ lục cũng có ghi, bà Phạm Trị Trinh là mẹ của Lý Công Uẩn, khi đến làm việc tại chùa Tiêu Sơn, đêm đến nằm mơ thấy thần Chó Đá rồi có mang mà sinh ra vua Lý Công Uẩn. Khi ngài sinh thành thì con chó đồng trước cổng chùa Tiêu Sơn của tự dưng mở miệng sủa inh ỏi, không những thế ngài còn sinh vào năm Tuất,…Chính vì cuộc đời huyền thoại của vị vua này mà khi định đô tại Thăng Long, việc lập miếu thờ chó ( Thần Cẩu Mẫu, Thần Cẩu Nhi ) để canh giữ, bảo vệ kinh thành là những giả thuyết rất phù hợp với quy luật lịch sử trong bối cảnh nhà Lý.

Trong tín ngưỡng của người Cơ Tu, con chó chính là vật tổ của họ. Truyền thuyết kể rằng, thuở xưa có một trận đại hồng thủy tiêu diệt muôn loài. Chỉ còn một cô gái và một con chó sống sót nhờ trốn vào một chiếc trống. Cô gái sống cùng với con chó như vợ chồng, sinh ra hai người con một trai một gái. Lớn lên, người con trai xuống đồng bằng, người con gái ở lại vùng núi. Cuối cùng hai người lại gặp lại và lấy nhau, sinh ra một quả bầu. Từ quả bầu đó, người Cơ Tu, người Bru, Tà Oi, Việt cùng nhau ra đời. Truyền thuyết về ông tổ chó còn thấy ở nhiều dân tộc khác ở Việt Nam như Xê Đăng, S’tiêng, Giẻ Triêng, Chăm, Dao,…

Đọc thêm : Bánh Huế – nét ẩm thực đặc sắc cố đô

CHÓ TRONG VĂN HÓA TÂM LINH NGƯỜI VIỆT

Theo các nhà khảo cổ học từ thời kỳ đồ mới thì ông, cha ta đã nuôi chó, trong nhiều di chỉ khảo cổ thời kỳ này các nhà khảo cổ đã tìm được di cốt của loài chó thuần dưỡng. Chó trong di chỉ khảo cổ Đa Bút ( Thanh Hóa ) có niên đại cách đây hơn 6.000 năm. Đó là di tích chó nhà cổ nhất ở nước ta. Trong trống đồng Đông Sơn thì hình thượng chó còn lưu giữ với hình ảnh trên thuyền có 4 người và một con chó săn béo bụ bấm. Tượng chó bằng đồng có niên đại 3.000 năm cũng được phát hiện ở Dốc Chùa ( Bình Dương), hình khắc chó đón Hươi trên rìu đồng cũng tìm thấy được ở nhiều nơi như Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội,…   

Chó và ngựa là hai con vật trung thành tuyệt đối với chủ. Vì những đức tính ấy, chó được nuôi để giữ nhà cho chủ. Và cao hơn, thăng hoa sang lĩnh vực tâm linh thì người ta cũng cho rằng chó sủa ma, có thể xua đuổi được tà ma. Vì vậy, trước ở cổng làng, cổng ngõ xóm mỗi làng Việt ở Bắc Bộ đều có tượng chó đá. Cả ở nhiều mộ táng cổ cũng vậy. Chó đá canh giữ cho nơi này thể hiện sự tôn nghiêm về mặt tâm linh.Sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại : “Lăng Ngải Sơn, Lăng Trần Hiến Tông người đá, voi đá, ngựa đá, hổ đá,…nay vẫn còn”. Hay ngay cả ở miền Trung, chùa Cầu ở Hội An ( Quảng Nam) được xây dựng vào thế kỷ 17 có bốn câu đối chữ Hán với nội dung cực kỳ sâu sắc.

Cửa phía Đông :

“Thiên cẩu song tinh an cấn thổ,

Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân”

Tạm dịch : “ Hai sao thiên cẩu nơi đất cấn

Hai tướng tử vỉ định được chốn quẻ khôn”

Cửa phía tây :

Ngoạn nguyệt khách du châu vĩ điện

Khán hoa nhân đáo mã đề lôi

Tạm dịch : "Khách ngắm trăng, thuyền trôi nhanh như chớp

Người xem hoa, vó ngựa sấm vang"

Còn nữa,…

Đọc thêm : Mè Xửng và mưa Huế – cái thú vui của người xứ Huế mỗi mùa mưa

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: