Những giai thoại về tên gọi Lăng Cô – Làng Cò

 Không cuồng nhiệt và đông đúc như Nha Trang, cũng chẳng có nhiều hòn đảo lớn nhỏ như Hạ Long. Vịnh biển Lăng Cô nhẹ nhàng và thanh khiết một cách nhẹ nhàng. E ấp nếp mình bên Hải Vân sừng sững, sau lưng lại được bao bọc bởi dãy Bạch Mã hùng vĩ. Lăng Cô sở hữu vẻ đẹp như chốn “bồng lai tiên cảnh”. Vào năm 2009, Vịnh biển Lăng Cô đã được CLB các vịnh biển đẹp nhất thế giới ( Worldbays) bầu chọn là “Vịnh biển đẹp nhất Thế Giới”. Lăng Cô giờ đã khoác lên mình bộ váy áo mới, giờ đây Lăng Cô đã có khá nhiều Resort nổi tiếng bao bọc nhưng vẻ đẹp hoang sơ của Lăng Cô vẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Cũng bởi vì vẻ đẹp này mà người ta vẫn thường hay thắc mắc về tên gọi thật sự của vịnh biển này. Cùng https://blogdulichdanang.com tìm hiểu những tên gọi được “lưu truyền” của vịnh biển này nhé.

  1. Lăng Cô…. Cá Voi

Chắc du khách cũng chẳng lạ gì với các làng ven biển với những ngôi “Lăng” lớn nhỏ khác nhau. Như “Lăng Cậu”, “Lăng Ông” ở Phú Quốc, Nha Trang, Đảo Lý Sơn,… khắp đất nước. Lăng Cậu là những ngôi Lăng được xây dựng để thờ cúng Cá Voi, một sinh vật được các ngư dân ven biển đặt một cái tên đầy tôn kính là “Ông”, “Cậu”. Nếu như những ngôi lăng lớn để thờ cúng những “Ông” Cá Voi lớn, đã già tuổi và trôi xác vào bờ thì “Lăng Cậu” là những ngôi lăng nhỏ để thờ cúng những “Cậu” Cá Voi đực còn nhỏ đã phải trôi dạt vào bờ và chết đi. Tuy nhiên, gần như ở cả đất nước này những con Cá Voi cái gần như hiếm khi trôi vào bờ.Chuyện kể rằng, cuối thế kỷ 17, tại ngôi làng ven chân núi Hải Vân có một xác Cá Voi lớn trôi vào bờ. Được người dân mang vào đất liền và thờ cúng như những con cá voi khác. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là ở cuối làng có một cô nàng tuổi vừa cập kê tối đó mơ thấy một bà lão xuất hiện trước cửa nhà mà than khóc tìm con. Gặng hỏi mãi, bà lão mới nói rằng con gái bà bị lạc ở vùng đất này. Giật mình dậy, cô gái nghĩ mãi vẫn không ra cô gái bị lạc ở đâu. Sáng hôm sau, khi dân làng chuẩn bị làm lễ cho “xác cá” thì ở ngoài khơi xa xuất hiện một con cá voi lớn liên tục quẫy nước. Biết điềm lành cô gái mới nói với các vị chức sắc trong làng thì biết được rằng con cá voi này là cá voi cái. Người dân làng lần đầu thấy điều kì lạ, đặt tên cho xác cá là “Cá Cô” thay vì “Cá Cậu” như mọi lần. Và dựng lăng cho xác cá. Khi làm lễ xong thì con cá voi lớn ngoài khơi mới rẽ sóng mà biến mất. Từ đó người dân trong làng bỗng dưng mỗi lần ra khơi thì đầy cá tôm mang về. Mỗi lần về người dân đều mang một ít “quà” vào Lăng để dâng cho “cô”. Gọi khu vực này là Lăng Cô. Từ đó tên gọi Lăng Cô được hình thành.Trải qua thời gian dài, “Lăng” giờ đã bị phá mất. Nhưng tên gọi vẫn còn đến mãi tận giờ, một tên gọi mà mỗi khi nhắc tới vẫn còn lưu giữ ở người dân nơi này một truyền thuyết về một vùng đất.

  1. Lăng Cô – Làng Cò, nơi loài cò “nghỉ chân” sau hành trình dài di trú.

Nhắc đến tên gọi Lăng Cô cũng trải qua vài ba giai thoại, D2 xin phép nhắc tới một giai thoại khác về một làng quê êm dịu, là nơi nghỉ chân của loài chim di trú sau một chặng đường dài. Loài chim di trú này chọn khu vực này là vì bởi những đầm phá trải dài từ đầu đến cuối. Cung cấp lượng thực phẩm cực kỳ nhiều cho loài chim này.Cũng bởi vì quanh Lăng Cô, ở những đầm phá này có những loài Hải Sản cực kỳ quý hiếm và hấp dẫn như Vẹm xanh, Hàu Sữa hay các loài cá lớn nhỏ. Du khách khi đến Lăng Cô có thể có cơ hội thưởng thức các loại Hải Sản này với những nhà hàng, resort lớn nhỏ quanh khu vực Lăng Cô. Hi vọng là một điểm đến thú vị cho du khách khi đến với vùng biển này.

  1. Lăng Cô – Làng Cò , làng quê của những “người vận chuyển”

Từ xưa, ở các làng quê Việt. Những đứa trẻ được cha mẹ đặt tên "mụ" trước chứ chẳng đặt tên “khai sinh” như bây giờ. Khi mới sinh thì gọi là thằng đỏ - con đỏ . Ở nhà quê thì người ta gọi là thằng cu - con đĩ. Về vùng Thanh Nghệ Tĩnh thì gọi là thằng cò - cái hĩm.Nhắc lại chuyện xưa. Năm 1558, Nguyễn Hoàng theo lời sấm truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm mới xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Khi vào thì ông mới dẫn theo con em và tùy tùng của vùng Nghệ Tĩnh vào trong Ái Tử ( Q Trị ). Kể từ đó, vùng đất Thuận Hóa ngập tràn người Nghệ Tĩnh. Bởi thế cách đặt tên cho con cũng dần "nhiễm" theo và đặt tên theo cách này, rồi vùng đèo Phú Gia, chả hiểu sao nhà nào cũng có ít nhất 3 thằng con trai, con gái lại rất ít - có lẽ Làng Cò cũng có từ lúc đó.Lại nhắc chuyện xưa, Cái thời xe cộ còn chưa nhiều như bây giờ, độ an toàn chưa cao thì ai ai cũng chọn lựa đi tàu cho an toàn. Thuở bấy giờ, từ Huế mà vào Đà Nẵng phải qua đèo Hải Vân, tàu phải dừng tại trạm Hải Vân Bắc để ghép thêm đầu tàu (hơi nước ) để đẩy tàu qua đèo và dừng tháo đầu ở trạm Hải Vân Nam (và ngược lại ). Lũ trẻ vùng đất này dần dà trở thành "phượt thủ", sáng sáng ra đu tàu từ bên này Hải Vân sang bên kia Hải Vân. Đứa bán mè xửng, đứa bán bánh gói, bánh nậm, có đứa bán cả dầu tràm, vỏ ốc,...Giờ thì hết rồi, tàu người ta cài 3-4 lớp cửa. Con ruồi còn không lọt thì lũ trẻ cũng đâu có chui được. Mà có khi, có khi lại đang làm lái tàu cũng nên ... Có đứa thì về mở tiệm bán đặc sản. Đứa bán bánh nậm, đứa bán bánh gói, đứa mở tiệm dầu tràm dọc quốc lộ mà hi vọng những du khách qua đường tạt vào mua ít quà về cho gia đình. Những gia đình Lăng Cô ngày xưa giờ nhờ con đường Hầm mà giờ khá hơn, của ăn của để cũng dần có. Nhưng có dịp đến thăm những gia đình ở đây. Những đứa bé vẫn được gọi là “thằng cò – cái hĩm”,…

Nên đọc thêm: tất tần tật kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: