Đàn Nam Giao – nơi tế lễ đất trời của Chúa Nguyễn

Dưới các triều đại phong kiến việc tế lễ các thần linh là một nghi thức không thể bỏ qua. Để thực hiện cho long trọng các chúa cho xây dựng những đàn với quy mô lớn. Đồng thời xây dựng với kiến trúc có ý nghĩa đặc biệt.  Xứ Huế có đàn Nam Giao là một công trình nổi tiếng. Cùng https://blogdulichdanang.com tìm hiểu kĩ hơn về điểm đến này được nhiều du khách ưa thích.

ĐÀN NAM GIAO XỨ CỐ ĐÔ HUẾ

Hiện nay đàn được đặt ở phường Trường An, thành phố Huế. Tuy nhiên lần xây dựng đầu tiên lại là ở làng An Ninh. Đàn là nơi tế trời của nhà Nguyễn, xây dựng vào thời vua Gia Long.

dan-nam-giao-noi-te-le-dat-troi-cau-chua-nguyen-2

Bao quanh đàn là rừng thông xanh ngắt. Những cây thông do chính vua, quan triều Nguyễn tự tay trồng và chăm sóc. Ngày nay những cây thông đó không còn nữa nhưng đã có một lượt thông mới được trồng bởi người dân ở đây.

Đàn có cấu trúc 3 tầng chồng lên nhau. Đó là biểu tượng cho thiên, địa, nhân có ý nghĩa biểu trưng là tam tài. Viên Đàn là tầng trên cùng, tượng trưng cho trời, có hình tròn, viền lan can có màu xanh. Phương Đàn là tầng thứ 2, tượng trưng cho đất, có hình vuông, viền lan can có màu vàng. Tầng cuối cùng tượng trưng cho con người, có hình vuông, viền lan can có màu đỏ. Tại Cả ba tầng để có bậc thang và có cửa ở bốn hướng đông, tây, nam, bắc.

Đọc thêm: https://blogdulichdanang.com/diem-den

Ngoài đàn còn có Trai Cung cho vua nghỉ ngơi trước khi thực hiện tế lễ. Ngoài ra còn có Thần Trù nơi chuẩn bị các con vật để cúng. Bên cạnh đó là Thần Khố là kho chứa đồ và một số công trình khác nữa.

dan-nam-giao-noi-te-le-dat-troi-cau-chua-nguyen

NHỮNG CÔNG VIỆC LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO HUẾ

Công việc tế lễ phải do đích thân vua tiến hành, nhằm tạ ơn đất trời phù hộ và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, dân chúng yên ổn. Nghi thức tế lễ do bộ Công và bộ Lễ chuẩn bị, với những vật dụng, đồ tế lễ cầu kì, phức tạp và đặc biệt tốn kém nhưng vẫn đáng. Trâu, heo, dê là những con vật tế thần, nhân dân phải làm cổng chào và hương án đón đoàn của vua đi ngang qua từ Đại Nội đến Giao Đàn.

Lễ tế thường bắt đầu vào 2 giờ sáng với các nghi lễ được tiến hành lần lượt như đã định từ trước với sự góp mặt của các quan, của các ca công và vũ công. Buổi lễ thường kéo dài 3 tiếng đồng hồ mới kết thúc. Lễ tế trời đất cuối cùng của triều đại phong kiến là vào thời vua Bảo Đại trước khi triều đình phong kiến hoàn toàn sụp đổ 5 tháng.

Đối với Huế, đàn Nam Giao thực sự là một chứng tích lịch sử quan trọng tượng trưng cho lối sống, văn hóa của con người Việt lúc bấy giờ.

Đọc thêm: Tổng hợp phương tiện kinh nghiệm du lịch vịnh Lăng Cô Huế

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: