Nhà vườn An Hiên

Đến xứ Huế, du khách không khỏi ngỡ ngàng với những kiến trúc đồ sộ của Đại nội, những mảnh tường rêu phong của xứ Huế, có dịp du khách hãy thử đặt chân đến với Nhà vườn An Hiên. Cảm nhận cái vẻ đẹp của một vùng đất cố đô cũng như hiểu thêm về cách sống của những người dân xứ Huế.

NHÀ VƯỜN AN HIÊN DU LỊCH CỐ ĐÔ HUẾ

Nhà Vườn An Hiên nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, bên cạnh cầu Dã Viên, số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên. nhà vườn An Hiên được xem là khu nhà vườn đẹp nhất đến nay ở cố đô Huế. Bên cạnh những kiến trúc Vauban của Đại nội kinh thành Huế, sự tráng lệ của nét cung đình, hay sự kỳ bí và uy nghiêm của lăng tẩm… nhà vườn An Hiên vẫn giữ cho mình những nét đẹp riêng, vừa mang nét tinh hoa của một gia tộc quyền quý pha lẫn nét dân gian truyền thống. Trải qua hơn 100 năm, chứng kiến hàng bao bể dâu của xứ Huế, Nhà vườn An Hiên vẫn còn nguyên những nét cổ kính, trân quý về cảnh quan cũng như kiến trúc của nhà vườn.

Đặc biệt, Nhà vườn An Hiên được thiết kế như là mô hình tiêu biểu của kiến trúc nhà vườn Huế, và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ luật phong thủy của thời kỳ phong kiến Huế. Nhà vườn An Hiên là một trong những ngôi nhà vườn được xem là nổi tiếng nhất của xứ thần kinh.

Vùng đất Kim Long có nhiều nhà vườn tạo nên một hệ thống nhà vườn đặc sắc. Từ giữa thế kỷ 17, chúa Nguyễn Phúc Lan đã chọn nơi này làm thủ phủ xứ Đàng Trong, và vùng đất này trở nên phồn thịnh. Bên cạnh những hoàng cung lộng lẫy là dinh cơ, phủ đệ của những ông hoàng, bà chúa và giới thượng lưu.

Theo sử sách ghi chép, tới thời nhà Nguyễn (1802-1945), vua Gia Long đã xây kinh thành mới ở khu vực làng Phú Xuân kế đó không xa. Khu vực Kim Long không hề kém vị thế, lại càng phù hợp để xây dựng những cơ ngơi riêng của hoàng tộc và quan lại triều đình. Nhà vườn An Hiên cũng như nhiều nhà vườn khác ở nơi đây được ra đời trong bối cảnh ấy.

Cuối thế kỷ 19, nhà vườn An Hiên được xây dựng trên một nền đất ven sông, nhà vườn thuộc quyền cai quản của công chúa thứ 18 của vua Dục Đức là Nguyễn Phúc Chu Hoàn hay là ( Bát công chúa nương nương ) – (vua Dục Đức có 19 người con, trong đó có 8 cô công chúa và 11 hoàng tử ), mãi đến sau này thì vào năm 1920 nhà vườn được chuyển giao cho Tùng Lễ, là một nhân vật cận thần của công chúa. Mãi đến năm 1936 thì vì túng quẫn nên Tùng Lễ đã bán An Hiên cho chủ sở hữu mới của ngôi nhà là ông Nguyễn Đình Chi

Chưa được bao lâu thì năm 1940, Nguyễn Đình Chi qua đời và ông đã để lại ngôi nhà vườn rộng gần 5.000m2 này cho vợ của mình là bà Đào Thị Xuân Yến – cũng chính là hiệu trưởng của trường nữ sinh Đồng Khánh lúc bấy giờ.  Với bàn tay chăm sóc của bà, bà đã chú tâm kiến tạo An Hiên thành một ngôi nhà vườn cổ tiêu biểu, độc đáo và cuối cùng bà Đào Thị Xuân Yến cũng là chủ sở hữu dài nhất tới hơn gần 60 năm và là người đưa nhà vườn An Hiên ra phát triển mạnh hơn cả. Tuy An Hiên đã trải qua hơn một thế kỷ tồn tại, qua bao nhiêu thăng trầm nhưng không gian kiến ​​trúc của An Hiên vẫn giữ được đặc tính cổ xưa của nó cho đến nay .

Trải qua nhiều lần đổi chủ cũng như qua nhiề lần tu sửa, nhà vườn An Hiên hiện nay có diện tích 4.608 m2, gần như vuông vức với 4 mặt bằng nhau. Để vào nhà vườn An Hiên thì du khách phải bước qua một cổng vòm nhỏ được xây dựng bằng gạch vôi vữa, dọc hai bên là dãy cây mận trắng đan từng tầng vào nhau như một mái vòm che chắn đường vào nhà. Trong sân nhà, rẽ tay trái du khách sẽ nhìn thấy một bức bình phong cổ kính được trang trí với chữ Thọ, và một hồ nước hình chữ nhật với bên trong là những cành hoa súng, hoa sen được chăm sóc kỹ càng. Điều đặc biệt, trong khuôn viên nhà vườn còn có rất nhiều loài cây trái vùng miền như bòn bon, vú sữa, mít, sầu riêng được chính công chúa Chu Hoàn mang về trồng từ thuở vừa xây dựng nhà vườn.

Đọc thêm: Tổng hợp Phương Tiện Điểm Đến Kinh Nghiệm Du Lịch Vịnh Lăng Cô Huế

Kiến trúc và thiên nhiên hòa quyện vào nhau. Quần thể công trình rộng tới gần 5.000 m2 quay hướng chính về phía sông Hương. Chủ thể là một ngôi nhà được thiết kế với mô tuýp kiến trúc của người xưa 3 gian 2 chái nằm ở trung tâm khu vườn, rộng 135 m2. Toàn bộ hệ khung kết cấu nhà được làm bằng gỗ, liên kết mộng hoàn toàn. Ngôi nhà có tất cả 48 cột, cùng hệ thống vì kèo được làm bằng gỗ mít; đòn tay gỗ kiền kiền; ván ngăn trong nhà gỗ lim. Các cột được gối trên bệ đá. Không gian nội thất của ngôi nhà được phân chia rõ ràng theo chức năng sử dụng.

Gian giữa của ngôi nhà chính là gian thờ, được bài trí với hình ảnh : “tiền Phật hậu linh” (thờ Phật phía trước, thờ tổ tiên phía sau). Hai gian hai bên của ngôi nhà lànơi tiếp khách theo nguyên tắc “tả nam hữu nữ” (nam bên trái, nữ bên phải), hai chái nhà cũng tương tự, là nơi ở và sinh hoạt của nam (bên trái) và nữ (bên phải), theo quan niệm thời phong kiến.

Ngôi nhà có nhiều kỷ vật quý của cung đình triều Nguyễn. Đó là bức hoành phi đề 4 chữ “Văn Võ Trung Hiếu” do vua Bảo Đại ban cho gia đình năm 1937, hiện treo ở gian giữa, và nhiều bài thơ của vua Thành Thái, hiện cũng được treo ở nơi tiếp khách trong nhà.

Trải qua những thăng trầm của thời gian và thời cuộc, nhà vườn An Hiên vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Hiện nay, nhà vườn An Hiên là một địa chỉ văn hóa, điểm dừng chân quen thuộc của những du khách tới Huế. Đó cũng là một nét riêng biệt của Huế trong văn hóa kiến trúc đô thị ở Việt Nam. Vé vào tham quan giá 20.000 đồng

Xem thêm: điểm đến nổi tiếng du lịch Đà Nẵng

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: