Chó, Nghê, Cẩu trong văn hóa tâm linh của người Việt ( Phần 2)

Chó trong từ điển tiếng Việt còn được gọi là con Muông, con Cầy. Trong 12 con giáp, Chó được làm biểu tượng cho con giáp thứ 11. Trong số các vật nuôi trong nhà thì chó đứng vị trí thứ 5 sau Gà, Bò, Dê và Lợn.  Được gắn bó lâu dài, phổ biếm, mang giá trị vật chất đa dạng và mật thiết nên chó cũng tạo giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hóa – nghệ thuật của người Việt xưa.

NGHÊ LÊN CẢ ĐỒ THỜ CÚNG

Vì được “thăng” lên cả lĩnh vực tâm linh mà chó đá dần dần được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ, đầu chó, mặt chó đầy những nét mang hình hài thần thú được trưng bày trước điên thời, bàn thờ hay ở các đình chùa, đền miếu,… Nếu con chó là vật canh giữ của cải, nhà cửa cho người dân thì nghê lf con vật canh giữ về măt tinh thần, chống lại tà ma. Bản thân chữ Nghê trong tiếng Hán cũng được sắp xếp bởi bộ Cẩu (Chó) và chữ Nhi (em bé, trẻ con) hợp thành. Về tạo hình, Nghê là con vật có bốn chân, có kỳ(tức vùng gù nhỏ tựa sừng nhô lên trên đỉnh đầu) nhưng không có sừng, mình thon, dáng thanh cao chứ không phải mập, tròn như hình tượng sư tử.Nhìn tưởng như con Nghê ít xuất hiện trong văn hóa Việt. Nhưng từ lâu, trong những bình đốt trầm, những đĩa trang trí hay cả nậm rượu cũng đã xuất hiện hình ảnh của Nghê. Ngay cả ở đền Gióng. Hai linh vật nghê được đặt ở cổng chùa Lại Yên được đắp khá manh mẽ, vây lưng còn được cắm đầy miểng chai như kiểu đang giữ chùa, trông rất mạnh mẽ.

 

Đọc thêm :  Chó, Nghê, Cẩu trong văn hóa tâm linh người Việt ( Phần 1 )

Sang thời nhà Nguyễn, có dịp ghé tới Đại Nội kinh thành Huế, trước cổng Hiển Nhơn, Đại Nội, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh; cặp nghê trước cổng vào phủ Tuy Lý Vương,… Nghê Huế đươc tạo hình rất mềm mại, có nhiều răng, đuôi xòe như ngọn lửa rất oai vệ.Ngoài ra, Nghê còn được dùng để trang trí ở các ngôi đình cổ ở Viêt Nam. Nghê đươc chạm trên cốn (phần xà ngang từ cột chìa ra để đỡ phần mái dư ra) hay trên đầu đao ( sống mái nhà ),… Có thế nói, con chó đá từ lâu đã đi từ đời sống hái lươm, săn bắt vào đời sống nông nghiệp và cây trồng. Nó từ vật chất đi vào đời sống tâm linh của người Việt mấy nghìn năm nay. Rồi hình tượng con Nghê cũng bắt nguồn từ chó đá và dần biến đổi qua từng thời kỳ để phù hơp với tín ngưỡng của người dân. Tuy vậy, trong những năm gần đây, ta thường thấy những con sư tử ngoại lai được đặt ở những trú sở, đền miếu, chùa, dinh thự,… Chẳng mong gì, chỉ mong sao mọi người đọc được cái bài này mà không sử dụng những sản phẩm, linh vật trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: