7 điểm tham quan nhất định không thể bỏ qua khi đi du lịch Huế (P2)

Huế thuộc miền Trung của Việt Nam, bao đời nay vẫn luôn gắn liền với vẻ mộng mơ, cổ kính của vùng đất kinh kỳ nhưng không kém phần nhộn nhịp, đông đúc của một thành phố hiện đại. Đến với cố đô Huế, bạn có thể đắm mình trong nước biển xanh mát của biển Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương hay những dòng suối Mơ trong lành, hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên của Bạch Mã, đầm Cầu Hai, phá Tam Giang… Ngoài ra, vùng đất Thần Kinh này còn lưu giữ vết tích của các công trình mang đậm các giáo ấn của Phật Giáo, của triều Nguyễn ngày xưa, nỗi bật hơn hết là Đại Nội Huế, chốn cung đình xưa cũ của triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam.

IV. LĂNG TỰ ĐỨC

Lăng Tự Đức là một trong những Lăng đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Vua Tự Đức đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong các vua chúa nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp, nay thuộc thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế,Bố cục khu lăng gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm và lấy hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường. Trong Lăng Tự Đức hiện nay có gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi.Đến đây, quý khách có thể tham quan các công trình hấp dẫn như: cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần, Chí Khiêm Đường - nơi thờ các vợ Vua, Khiêm Cung Môn - một công trình hai tầng như một thế đối đầu tiên với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước. Hay đoàn chúng ta có thể tham quan và ngắm cảnh tại Hồ Lưu Khiêm nguyên là một con suối nhỏ chảy trong khu vực lăng, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách, Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây, điện Hòa Khiêm trước là nơi vua làm việc, sau này là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu.

V.LĂNG KHẢI ĐỊNH

Lăng Khải Định, trước đây là nơi Vua đến để nghỉ ngơi, đọc sách nhưng sau này là nơi chôn cất một vị Vua gần cuối đời nhà Nguyễn. Trong tất cả các Lăng của Vua nhà Nguyễn thì đây là lăng xây dựng trong thời gian lâu nhất, tốn nhiều tiền của nhất, có diện tích nhỏ nhất chỉ chiếm 1 hecta, đây là Lăng duy nhất cho biết chính xác vị trí chôn cất Vua.Lăng được xây dựng với kiến trúc pha lẫn giữa nét hiện đại phương Tây và cổ điển Phương Đông sẽ làm quý khách không khỏi ngạc nhiên và trầm trồ khen ngợi. Bước qua hàng bậc cấp, quý khách sẽ đến Cung Thiên Định – công trình đẹp nhất của Lăng, quý khách sẽ thấy bỡ ngỡ với nghệ thuật ghép sành sứ rất tinh xảo cùng với bức bích họa “Cửu long ẩn vân”, chiếc ngai vàng và tượng của Vua được làm ở Pháp.

Đọc thêm : An yên giữa ngôi chùa đẹp như tiên cảnh – chùa Huyền Không Sơn Thượng

VI.ĐIỆN HÒN CHÉN

Điện Hòn Chén, một di tích tôn giáo và danh thắng nổi tiếng thuộc quần thể di tích cố đô Huế, thuộc địa bàn làng Hải Cát, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà. Điện Hòn Chén nguyên là ngôi đền thờ nữ thần Po Nagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) của người Chăm.Điện Hòn Chén là một cụm di tích gồm khoảng 10 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông Hương. Công trình kiến trúc chính là Minh Kính Đài tọa lạc ở giữa; bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh; bên trái là dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, động thờ ông Hổ, am Ngoại Cảnh.Minh Kính Đài chính là nơi tổ chức tế lễ ở điện Hòn Chén, ngày xưa được triều đình quy định mỗi năm tổ chức hai lần vào thượng tuần tháng 3 và tháng 7 Âm lịch, có cả quan chức được cử về làm chủ tế. Minh Kính Đài là một công trình kiến trúc tiêu biểu lấy hình ảnh con phụng để trang trí. Trên các nóc nhà, hình phụng được thể hiện bằng nghệ thuật khảm sành sứ tinh xảo, khiến du khách có cảm tưởng những con chim phụng như từ núi rừng tụ hội về đây, báo hiệu những điềm lành cho mảnh đất thiêng liêng này.Điện Hòn Chén là ngôi điện duy nhất có một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế và đó cũng là điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian, giữa văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan. Đây cũng là nơi trang trí mỹ thuật đạt đến đỉnh cao ở cuối thế kỷ 19.

VII : BẢO TÀNG MỸ THUẬT CUNG ĐÌNH HUẾ

Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế là một viện bảo tàng đặc sắc ở Huế. Tòa nhà chính của viện bảo tàng bằng gỗ, có 128 cây cột gỗ, trên các cột có hình chạm khắc tứ linh: long – li – quy – phụng và có hơn 1000 bài thơ bằng chữ Hán. Tòa nhà này là điện Long An, được xây năm 1845 dưới thời vua Hiến tổ nhà Nguyễn, niên hiệu là Thiệu Trị. Hiện nay bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn, cho khách tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống của cung đình Huế.

Đọc thêm : 7 điểm tham quan nhất định không thể bỏ qua khi đi du lịch Huế (P1)

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: