BÁT TRÂN – TINH TÚY ẨM THỰC VIỆT ( Phần 1)

Những năm gần đây, người phương Tây có khuynh hướng nghiên cứu, học tập những nét tinh túy trong ẩm thực Việt Nam. Đây là một nét văn hóa đặc sắc mà phải trải qua hàng nghìn năm, dân tộc ta mới vun đắp được. Miếng ăn, thức uống của vua chúa không những phải ngon, đẹp, tinh, giàu chất dinh dưỡng mà còn mang tính chất y lý trong từng nguyên liệu sử dụng để đạt được sự trường thọ cho người ăn.

Tuy nhiên, ngày nay bát trân không thể nào tìm ra được và cũng vài trăm năm trước, các vị vua chúa phong kiến Việt vẫn chưa thể thử 1 lần thưởng thức hết trong đời. Hãy cùng https://blogdulichdanang.com tìm hiểu xem tại sao những món ăn này lại trân quý và khó tìm đến thế nhé.

1 - Nem công:

Đứng đầu trong bát trân là Nem Công. Được xem là món khai vị ăn cùng với Chả Phượng. Nem được chế biến không qua nấu nướng mà làm chín thực phẩm bằng cách lên men vi sinh do tác động của các gia vị tự nhiên có tính nóng (riềng, tỏi, tiêu...) phối hợp vào nguyên liệu chính là thịt đùi công được giã mịn.

Công là một trong những loài chim quý, có bộ lông đẹp. Còn có tên gọi là Khổng Tước, là một trong hai loài thần điểu trong phật giáo cùng với Kim Sí Điểu (Đại bàng), Nếu như Đại Bàng là loài chim có sức mạnh phi thường thì Công là một loài chim có bộ lông thuộc hàng tuyệt phẩm, và điều đặc biệt là việc tìm bắt loài chim này được ví như lên tận trời, là loài khó tìm thấy và bắt nhất.

Đối với các bậc đế vương, thịt công là loại thịt có khả năng tăng cường sinh lý, cải lão hoàn đồn, lại còn giải gần như tất cả mọi loại độc trên đời. Điều đặc biệt ở chỗ, nấu lên thì thịt công gần như mất hết tính dược của nó, chỉ có cách làm nem mới giữ được toàn bộ tính dược. Cũng bởi,tính mạng của bậc đế vương là trên hết, việc tranh giành ngôi báu, cố sát, đầu độc đã khiến cho thịt công được xem như “thần hộ mạng” .

2 - Chả phượng:

Phượng Hoàng là tên của một loài chim quý thường chỉ sống ở vùng núi cao, gần như hiếm thấy. Chim đực được gọi là Phượng, còn chim cái là Hoàng. Giờ đây thì chỉ tìm được loại phượng hoàng duy nhất còn sót đó là Phượng Hoàng Đất. Xét về độ trân quý thì Chả Phượng còn có khi hiếm hơn cả Nem Công. Để làm Chả Phượng thì thịt Phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói vào lá chuối thật kín rồi hấp chín. Cũng như chim Công, chim Phượng vừa có chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, cải lão hoàn đồng

3 - Da Tê Ngưu:

Loại thú Tê Ngưu hay còn gọi là Tê Giác là loài động vật giờ đã được đưa vào sách đỏ cũng chỉ vì sự săn bắt quá mức. Để gọi đúng để gọi loài động vật này là Tê Ngưu, “giác” là phần sừng nhô ra phía trước của loài động vật này. Tê Ngưu chỉ sống ở trong các rừng sâu, hiểm trở, gần như loài động vật này hiếm khi thấy xuất hiện tại khu vực vắng vẻ, thức ăn của chúng thường là cây cỏ và các loại cây cỏ có gai

Chuyện xưa kể rằng, mỗi khi ra suối uống nước, Tê Ngưu nhìn thấy bộ dạng mình xấu xí quá, con vật hổ thẹn quậy cho nước thật đục rồi mới uống. Da của loài động vật này cực kỳ cứng, dày, để tìm thấy Tê Ngưu đã khó, mà để giết được nó lại càng khó hơn. Cách duy nhất để giết chết con vật này đó là đâm vào vùng dưới nách của nó. Nếu biết bắn hay đâm vào điểm ấy mới làm con vật chết, nhưng phải làm sao mà không bị rách đi phần da đó, phải còn nguyên cả miếng, đó mới là cái khó khăn nhất của các chuyên gia săn Tê Ngưu. Phần da nách ấy, ngâm nước cho mềm, nấu thành món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Đặc biệt, tăng mạnh khả năng giường chiếu của bậc đế vương.

4 - Bàn tay gấu:

Loài gấu thường được dùng trong văn hóa phương đông để lấy thịt và lấy mật đó là loài Gấu Ngựa, sau này loài Gấu Trắng Tây Vực được các quốc gia phương Tây mang qua lại được ưu chuộng hơn cả. Loài Gấu này có sức khỏe cực mạnh, hai chân có thể nhấc bổng cả một tảng đá lớn. Gấu Ngựa đực được gọi là Bi, Gấu Ngựa Cái được gọi là Hùng.

Loài thú này, đôi khi có thể đi bằng hai chân, nặng phải hơn 100 cân, lại còn có thể đi được bằng hai chân. Gấu có sức mạnh, có thể dùng hai chân trước khuân cả tảng đá lớn. Chúng rất giỏi leo cây, thích ăn mật ong ở các tổ trên cành cao. Vào mùa trú đông, gấu có thể ở trong hang không ra ngoài trong vài tuần có khi vài tháng, không có thực phẩm thì chỉ liếm bàn tay (hai chân trước) để sống. Dịch tiết ra từ tay gấu được gọi là Hùng Đởm, hay còn được gọi là mật gấu. Đối với các bậc đế vương, mật gấu được lấy trực tiếp ra sẽ dùng để ngâm rượu, được gọi là Đại Hùng Tửu, còn Tay Gấu được hầm kỹ với các loại thuốc quý hiếm và được gọi là Đại Hùng Thủ Dương Quy. Được xem là một trong tứ đại bổ của phương Đông.

Đây là 4 trong 8 món đã được blog du lịch Đà Nẵng giới thiệu, cùng chờ đón phần 2 nhé. 

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: