Chùa Cầu Hội An, một trong những biểu tượng văn hóa phố Cổ

Nếu du lịch Đà Nẵng có 9 cây cầu hiện đại, sáng tạo thì phố cổ Hội An chỉ có chùa Cầu. Nhưng cây cầu độc nhất vô nhị này lại chính là biểu tượng du lịch của thành phố ven sông Hoài. Một nền văn minh giao thương cảng lớn được gìn giữ và bảo lưu đến bây giờ. Cùng https://blogdulichdanang.com tìm hiểu về biểu tượng văn hóa phố cổ này nhé.

VỊ TRÍ CHÙA CẦU HỘI AN NẰM Ở ĐÂU

Chùa Cầu do người Nhật xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17. Bởi vậy cho nên nó còn được gọi với cái tên cầu Nhật Bản. Người dân địa phương và du khách dùng tên chùa Cầu với lí do đơn giản: ngôi chùa xây trên cây cầu.

chua-cau-mot-trong-nhung-bieu-tuong-van-hoa-pho-co

Cầu bắt ngang qua con lạch dẫn ra sông Hoài với thiết kế hình chữ công. Dáng cầu cong cong, sàn được lót bằng gỗ. Mái che thì uốn cong theo thân cầu với những trạm trỗ tinh xảo, sắc nét. Cửa chính của cầu đề ba chữ Lai Viễn Kiều. Ba chữ này do vua Nguyễn Phúc Chu đề nên khi một lần ghé thăm Hội An. Từ Lai Viễn Kiều có nghĩa là cầu của những người bạn,. Điều này ý muốn nhắc người xây dựng nên cầu là những thương nhân người Nhật Bản.

ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN THUYẾT VỀ CHÙA CẦU DU LỊCH HỘI AN

Hai đầu cầu có hai nhóm tượng khỉ và chó được làm bằng gỗ. Những linh vật này có nhiệm vụ ngồi chấn giữ, ngồi chầu. Trong chùa cầu có miếu nhỏ thờ Bắc Đế Trấn Vũ thần. Những người đến tham quan du lịch vào trong đền nghe người hướng dẫn thuyết minh về những truyền thuyết, những sự tích của thần, của cầu và thắp hương cầu khấn. Theo tín ngưỡng Trung Hoa thì Bắc Đế Trấn Vũvị thần ngăn chặn được phong ba, lũ lụt chính vì thế thần được đặc ở cầu để trấn trị cho Hội An, cho những người dân sống bên sông Hoài.

chua-cau-mot-trong-nhung-bieu-tuong-van-hoa-pho-co

Còn có truyền thuyết cho rằng cây cầu được xây dựng nhằm trấn áp loài thủy quái hay làm mưa làm gió, quấy phá dân lành. Ngoài ý nghĩa giao thông thì cầu còn có hàm ý tín ngưỡng như thế.

Do tác động của thiên nhiên, của thiên tai và của con người cầu bị hư hại nhiều và phải trùng tu, tôn tạo lại cho nên cầu mất dần những nét kiến trúc của người Nhật. Mà thay vào đó là kiến trúc của người Việt và người Hoa. Nhờ Sự tổng hòa ba nét văn hóa trong một cây chùa cầu càng làm cho cây cầu trở nên nổi tiếng và được chọn là biểu tượng của Hội An.

Đến Hội An mà chưa tham quan chùa cầu là một nuối tiếc lớn. 

Nên đọc thêm: https://blogdulichdanang.com/co-mot-hoi-dep-nao-long-ngay-nang

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: