Về đất Quảng Nam say men rượu Hồng Đào

Được đánh giá sánh ngang với rượu cần của Tây Nguyên, rượu Bầu Đá của Bình Định, rượu Hồng Đào của xứ Quảng mình thương vương vấn quanh môi du khách nếu trót một lần nhấp thử. Và, rượu Hồng Đào đi vào ca dao, đi vào tiềm thức người dân bản xứ và khách du lịch không chỉ là một loại thức uống đậm tình mà còn là một thương hiệu đặc trưng của xứ Quảng. Ẩm thực món ăn du lịch Đà Nẵng Hội An sẽ chia sẻ vài điều đặc biệt về loại rượu cay nồng đặc trưng này.

SAY SƯỢU HAY SAY TÌNH

Về xứ Quảng, người ta nghe hai câu ca dao sao thật ngọt mà chân chất mộc mạc: “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm/ Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say”

Rượu chưa nhấm mà đã say, chuyện lạ chăng? Say ở đây, cũng có thể là say cái hơi của rượu, hay say chính men tình người xứ Quảng chân chất thật thà. Câu chuyện về sự tích rượu Hồng Đào vẫn được người dân xứ Quảng kể mãi

Chuyện kể lại rằng vùng Gò Nổi, Điện Bàn thuộc đất Quảng ngày xưa có hai cha con. Người cha thạo nghề trồng dâu trồng lúa, lại có nghề nấu rượu thơm ngon nức tiếng. Cô con gái họ Nguyễn, tên gọi Hồng Đào, tuổi mười tám đôi mươi xinh đẹp đoan trang, hiền dịu nết na. Nhiều người thường hay tới mua rượu, phần vì rượu ngon ít nơi có được, phần muốn diện kiến nhan sắc xinh đẹp của nàng Hồng Đào. Và cái tên rượu Hồng Đào chưa uống đã say cũng bắt nguồn từ đó.

Xem thêm: Nên thử: bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da- đặc sản xứ Đà

TÌNH NGƯỜI TRONG BÁT RƯỢU CAY

Rượu nào thì cũng cay nồng, và rượu Hồng Đào cũng không ngoại lệ. Rượu Hồng Đào làm người ta đắm say bởi cái cách người dân xứ Quảng chắt chiu và tỉ mỉ trong từng công đoạn nấu rượu, để cho ra một vò rượu ngon, tinh túy đậm chất Quảng.

Một mẻ rượu ngon không phải cứ làm theo công thức là được, bởi rượu Hồng Đào còn cần một vài bí quyết gia truyền.

Từ công đoạn chọn nguyên liệu đã cho thấy sự kĩ tính: rượu Hồng Đào phải nấu hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, nguyên liệu bắt buộc là nếp hương Bà Rén và gạo Gò Nổi. Hai loại gạo, nếp này phải mới được thu hoạch, xay trong cối tre để tách bỏ vỏ trấu nhưng vẫn giữu được vỏ cám trắng đục ngà xanh. Hạt cơm nếp nấu tỉ mỉ, canh chuẩn ở mức độ nở vừa phải, không quá nở mà cũng không bị khô lép. Mọi sự chuẩn bị phải kỹ càng sẵn sàng cho một mẻ rượu ngon

Men rượu ủ cùng cơm rượu trong sáu ngày, thời gian đủ dài để lên men. Nhưng sau sáu ngày, không phải mở vò thưởng thức ngay. Người ta còn biết chờ đợi, chờ đến 100 ngày sau khi vùi dưới đất, rượu sánh màu đỏ quyến rũ và thơm đến mê người, ấy mới là lúc sẵn sàng.

Người Việt chào nhau bằng miếng trầu, bằng bát nước chè xanh, và người Việt gắn tình se duyên bằng bát rượu cay thắm tình đôi lứa.Nhất là người Quảng, trên mâm lễ hỏi của nhà trai luôn có rượu Hồng Đào cay nồng, như nhắc nhở nghĩa vợ tình chồng đượm mãi trăm năm.

Còn về Quảng Nam du lịch, hãy thử nhấp môi chén Hồng Đào để thấm tình xứ Quảng, để hành trình của mình dậy mùi thơm thoảng, và say trong cái men rượu cùng men của tình người.

Xem thêm: Vang tiếng nước mắm Nam Ô nơi chân đèo Hải Vân hùng vĩ

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: