Câu chuyện chia cắt mang tên cầu Hiền Lương- sông Bến Hải

Du lịch Quảng Trị là vùng đất có nhiều công trình gắn liền với lịch sử dân tộc. Đặc biệt là những di tích còn sót lại sau chiến tranh. Mỗi di tích như một minh chứng sống cho những đau thương mất mát mà dân tộc ta đã trải qua. Đến với cây cầu Hiền Lương – sông Bến Hải chúng ta không khỏi nghẹn ngào trước những câu chuyện về cây cầu và dòng sông này. Cùng https://blogdulichdanang.com tìm hiểu về điểm đến này nhé.

THUYẾT MINH VỀ CẦU HIỀN LƯƠNG SÔNG BẾN HẢI QUẢNG TRỊ

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, thuộc địa phận của thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Sông Bến Hải bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ tuyến 17. Sông là ranh giới của 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh với chiều dài 100km.

cau-chuyen-chia-cat-mang-ten-cau-hien-luong-song-ben-hai-1

Cầu Hiền Lương được xây dựng, sửa chữa đến 8 lần do nhiều nước thi công, thay đổi kết cấu. Cầu còn bị không quân Mĩ thả bom đánh sập nhiều lần. Trước đây sông Bến Hải có tên là Minh Lương. Nhưng sau này bị phạm húy tên vua Minh Mạng cho nên đổi thành Hiền Lương. Và cái tên đó theo cây cầu cũng như con sông đến ngày hôm nay.

Sông Bến Hải nằm ở vĩ tuyến 17 nơi được chọn làm ranh giới phân định quân sự tạm thời của hai miền Nam – Bắc sau hiệp định Giơ – ne – vơ. Từ đây mở ra rất nhiều những câu chuyện đáng buồn. Hai miền chỉ cách nhau ở giữa cây cầu và chúng ta đã phải đánh đổi sức cũng như mạng người suốt 21 năm trời đằng đẵng để có thể xóa bỏ ranh giới đau đớn đó.

DU LỊCH QUẢNG TRỊ KỂ VỀ CẦU HIỀN LƯƠNG SÔNG BẾN HẢI 

Đã có rất nhiều câu chuyện mang ý nghĩa lịch sử rất quan trọng đã diễn ra ở đây. Những câu chuyện vừa bi tráng vừa hùng cường. Trong những ngày tháng địch và ta phân tranh giữa vĩ tuyến 17 không chỉ có những cuộc chiến trên chiến trường với bom đạn, với cái chết. Mà còn có những cuộc chiến tư tưởng mang ý nghĩa khích lệ to lớn trong lòng dân. Cuộc chiến chọi cờ giữa ta và chính quyền Ngô Đình Diệm diễn ra gay gắt.  Khi ta dựng một cột cờ với cờ đỏ sao vàng tung bay giữa vùng trời tự do thì chính quyền tay sai sẽ dựng một cột cờ cao hơn để thị uy. Hai bên cứ nâng mãi độ cao của cờ cho đến khi ta giành được chiến thắng mới thôi. Câu chuyện tưởng chừng như rất hài ấy lại mang đến động lực rất lớn cho nhân dân hai miền.

cau-chuyen-chia-cat-mang-ten-cau-hien-luong-song-ben-hai-2

Câu chuyện sơn cầu Hiền Lương

vì vĩ tuyến 17 cắt ngang cầu và chia cầu thành hai miền. Cho nên dưới sự quản lí của chính quyền tay sai với tư tưởng muốn kích động lòng dân. Đồng thời, đả kích vào sự chia cắt đau thương đã cho sơn nửa cầu bên mình thành màu xanh. Quân ta nhìn thấy được ý đồ đó ban đêm liền cho người sơn màu xanh phần cầu còn lại. Với ý nghĩa luôn mong muốn được thống nhất. Khi thấy sự việc diễn ra như vậy quân địch lại cho thay đổi màu sơn. Và quân ta lại tiếp sơn màu cho màu cầu trùng nhau ở cả hai phía. Cuộc chiến ấy kéo dài mấy năm liền cho đến khi địch chán mới thôi. Trên bất cứ mặt trận nào, quân và dân ta đều bền ga, bền chí và đồng lòng.

cau-chuyen-chia-cat-mang-ten-cau-hien-luong-song-ben-hai-3

Cây cầu và dòng sông chịu số phận chia cắt rất tan thương trong chiến tranh. Chứng kiến nhiều cuộc đẫm máu để có thể thống nhất, hàn gắn bắc nam. Cho nên nó thực sự là một chứng nhân của chiến tranh, thức tỉnh sự nhận thức của con người. Đến tham quan thắng cảnh này hẳn còn đem lại cho bạn một ý nghĩa sâu sắc khác.

Xem thêm: https://blogdulichdanang.com/tin-tuc

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: