Thành cổ Quảng Trị - nhìn lại một dấu ấn lịch sử oai hùng của dân tộc

Để có hòa bình như ngày hôm nay của Quảng Trị nói riêng và của Việt Nam nói chung biết bao nhiêu người lính đã bỏ mạng nơi sông và chôn xác nơi thành cổ. Chính vì thế thành cổ Quảng Trị trở thành một điểm đến du lịch để tham quan và tìm hiểu lịch sử được nhiều người biết đến.

Đọc thêm: https://blogdulichdanang.com/diem-den

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ DẤU ẤN OAI HÙNG CỦA DÂN TỘC

thanh-co-quang-tri-nhin-lai-mot-dau-an-lich-su-oai-hung-cua-dan-toc

Trong những thước phim về chiến tranh Việt Nam, có lẽ cuộc chiến vượt sông nơi thành cổ Quảng Trị là nhuốm màu tang thương nhất. Để có hòa bình như ngày hôm nay của Quảng Trị nói riêng và của Việt Nam nói chung biết bao nhiêu người lính đã bỏ mạng nơi sông và chôn xác nơi thành cổ. Chính vì thế thành cổ Quảng Trị trở thành một điểm đến du lịch để tham quan và tìm hiểu lịch sử được nhiều người biết đến.

Nên đọc: Hành hương về Vương cung Thánh địa La Vang – Quảng Trị

KIẾN TRÚC THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ RẤT ĐẶC BIỆT

thanh-co-quang-tri-nhin-lai-mot-dau-an-lich-su-oai-hung-cua-dan-toc-1

Thành được xây vào đầu thời Gia Long, đặt tại Tiên Kiên. Sau đó dời đến Thạch Hãn và ở đó cho đến ngày nay. Thành được xây theo lối kiến trúc của thành trì Việt Nam. Thành cổ có dạng hình vuông, cao trên 4m, có hào bao quanh. Được làm bằng gạch nung kết dính với nhau bằng vôi vữa và mật mía. Bốn góc thành có 4 pháo đài và bốn cửa ở bốn hướng đông – tây – nam – bắc. Trước đây nó được xây bằng đất dưới thời vua Gia Long. Nhưng sau đó đến thời vua Minh Mạng thì được xây lại bằng gạch.

Trong những năm bắt đầu kháng chiến chống Pháp, thành được chọn làm thành lũy quân sự. Đây còn là khu hành chính chính. Có xây thêm nhà lao để bắt giữ những người có tư tưởng chính trị đối lập. Tại đây đã diễn ra rất nhiều trận đánh lớn, trở thành cối giã thịt người. Dòng sông trước thành cổ có không biết bao nhiêu xác người bị chôn vùi. Nhất là trong cuộc chiến năm 1972, mọi người thường gọi là chiến dịch “mùa hè đỏ lửa” thành cổ gần như bị san phẳng. Chỉ có cửa hướng đông là còn sống sót và những bức tường hào đầy hố bom, vết đạn lạc.

thanh-co-quang-tri-nhin-lai-mot-dau-an-lich-su-oai-hung-cua-dan-toc-2

Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

Với ý nghĩa lịch sử trọng đại, thành cổ đã được cho sửa chữa lại. Những đoạn tường thành, cửa được tôn tạo lại. Ở giữa thành xây một đài tưởng niệm chiến dịch 1972. Đài tưởng niệm 81 ngày đêm và không biết bao nhiêu mạng người đã ngã xuống để đời đời nhớ ơn. Một bảo tàng được xây dựng ở phía tây nam để cất giữ và trưng bày những di vật còn sót lại sau chiến tranh.

Thành cổ Quảng Trị thực sự một chứng nhân cho chiến tranh Việt Nam. Lịch sử Việt Nam, chính vì thế người dân nơi đây coi nó như mảnh đất tâm linh. Mảnh đất bảo vệ sứ mạng của họ và luôn luôn tự hào về nó. Đây thực sự là một điểm đến du lịch lịch sử ý nghĩa.

Đọc thêm: Câu chuyện chia cắt mang tên cầu Hiền Lương- sông Bến Hải

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: