Chùa Cầu Hội An cây cầu gỗ bắc cùng năm tháng

Chùa Cầu Hội An là một trong hai cây cầu gỗ có mái che còn tồn tại ở Việt Nam, được vinh dự chọn làm biểu tượng của thành phố bên sông Hoài. Chùa Cầu trở thành địa điểm check- in yêu thích của du khách khi đến du lịch Hội An và là nỗi niềm nhung nhớ trong tâm hồn của những người con phố Hội xa xứ mỗi khi nhớ về quê nhà.

LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ TRUYỀN THUYẾT KỲ BÍ XOAY QUANH CHÙA CẦU

Không ai biết chùa Cầu được xây dựng từ bao giờ, nhưng theo một vài thư tịch cổ đáng tin cậy, chùa Cầu được xây dựng từ khoảng đầu thế kỷ bởi các thương nhân người Nhật ở đây. Trải qua năm tháng và nhiều lần trùng tu, cây cầu nhuốm màu thời gian, mang trong mình một truyền thuyết kỳ bí thể hiện tín ngưỡng và sự đồng nhất trong văn hóa ba quốc gia Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa.Chuyện kể rằng ở Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa đều có một truyền thuyết về một loài sinh vật biển mà người Nhật gọi là con Mamazu, người Hoa gọi là con Câu Long còn người Việt gọi là con Cù. Đầu của nó ở Ấn Độ, lưng bắc qua kênh Ao Ao ở Hội An còn đuôi ở Nhật Bản. Mỗi lần nó cựa quậy, ở Nhật Bản sẽ có động đất, Hội An lũ lụt và Ấn Độ sẽ gặp nạn hạn hán. Bởi vậy, người Nhật xây ở Hội An một cây cầu như một thanh kiếm trấn yểm lên lưng con quái vật, không cho nó cựa quậy. Sau này người Hoa tới đây, xây dựng phần chùa nhô ra về phía Bắc, từ đó cầu có tên là chùa Cầu.

Xem thêm: Bí kíp sống ảo ở Hội An

CHÙA CẦU HỘI AN VỚI NÉT ĐẸP CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HÓA.

Phố cổ Hội An là một không gian mang đậm màu sắc truyền thống. Và chùa Cầu là một trong những công trình góp phần vào không gian đó. Chùa Cầu mang trong mình cả ba kiến trúc Việt, Hoa, Nhật kết hợp hài hòa và tinh tế. Phần cầu được xây uốn cong với hai bên là hai hành lang để du khách nghỉ chân, trên lợp ngói âm dương. Hai bên đầu cầu có thờ tượng Linh CẩuThần Hầu với nhiều giả thuyết khác nhau. Người cho rằng đây là hai con vật linh thiêng trong tín ngưỡng của người Nhật, đặt ở đây mang ý nghĩa tăng sức mạnh trấn yểm thủy quái. Gỉa thuyết khác lại cho rằng ý chỉ năm khởi công( năm Thân) và năm khánh thành(năm Tuất) .Chùa trên chùa Cầu là một ngôi chùa đặc biệt: không thờ Phật, không có sư mà lại thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ- một vị thần phù hộ con người vượt qua sóng dữtheo tín ngưỡng Trung Hoa. Người Hoa trong quá trình lênh đênh xa xứ trên biển cả thờ hai chủ thể thờ: thần Bắc Đế Trấn Vũ và Thiên Hậu thánh mẫu.Ở chùa Cầu còn lưu giữ một tấm biển được chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng trong một lần ghé thăm nơi đây mang ba chữ Lai Viễn Kiều- tức cây cầu của những người bạn đến từ phương xa- ý chỉ sự hiếu khách và chính sách ngoại giao mở cửa đón các thương nhân người Nhật và người Hoa vào đây buôn bán giao thương của chúa thời bấy giờ.Chùa Cầu trở thành một tài sản vô giá, một biểu tượng trong tiềm thức người dân Hội An. Trải hàng thế kỷ, cầu vẫn còn như một minh chứng của sự giao thoa văn hóa và một thời kỳ hưng thịnh của một thương cảng sầm uất nhất xứ đàng Trong, sánh ngang với phố Hiến của đàng Ngoài. Nếu đi du lịch Hội An, đừng quên chụp ảnh lưu niệm tại chùa Cầu- biểu tượng trên tờ tiền Việt Nam mệnh giá 20.000đ để chuyến đi của mình thêm trọn vẹn. Nếu cần bất cứ thông tin gì về điểm đến/ ẩm thực/ du lịch Hội An, đừng ngại ngùng liên hệ với để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất !

Xem thêm: 5 góc sống ảo mà bạn nhất định phải đến khi du lịch Hội An 

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: