Thiên Mụ Tự - linh hồn giữ đất cố đô

Cố đô Huế thực sự thu hút lượng lớn người dân bản địa cũng như khách du lịch thập phương. Là bởi nơi đây có những công trình kiến trúc, di tích lịch sử, mang đậm dấu ấn Huế. Đó chính là từ kinh thành cho đến lăng tẩm, chùa chiền... Chùa Thiên Mụ là một trong số đó. Đây chính là ngôi chùa lâu đời nhất, cổ kính nhất, gắn liền với nhiều biến cố lịch sử của xứ Huế và cũng là điểm du lịch được nhiều người quan tâm, tham quan. Cùng blogdulichdanang.com/diem-den tìm hiểu về chùa Thiên Mụ Huế nhé.

thien-mu-tu-linh-hon-giu-dat-co-do

TRUYỀN THUYẾT VỀ CHÙA THIÊN MỤ HUẾ NÊN ĐỌC

Chùa Thiên Mụ ra đời cách đây rất lâu năm gắn liền với một truyền thuyết huyền bí. Khi Nguyễn Hoàng đi xem xét địa thế của Huế để mưu đồ xây dựng cơ nghiệp, giang sơn cho nhà Nguyễn sau này. Ông đã bắt gặp một ngọn đồi nhỏ được gọi là đồi Hà Khê. Và người dân cho Nguyễn Hoàng biết rằng, ban đêm ở đây thường có một bà cụ mặc đồ đỏ xuất hiện và nói, sẽ có một vị minh quân đến đây và lập một ngôi chùa lớn giúp nước Nam quật cường. Quyết định xây dựng chùa của Nguyễn Hoàng vừa phù hợp với lẽ thiên địa vừa phù hợp với lòng dân. Thiên Mụ ở đâu có nghĩa là bà mụ nhà trời.

thien-mu-tu-linh-hon-giu-dat-co-do-2

Ngay tại nơi xây dựng chùa Thiên Mụ trước đây chính là chùa của người Chàm. Những phải đợi chúa Nguyễn Hoàng quyết định thì chùa mới được chính thức xây dựng vào năm 1601.

Xem thêm: Vẻ đẹp từ trong phong thái của người Huế - nét đẹp xứ kinh kỳ

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ý NGHĨA CHÙA THIÊN MỤ HUẾ

Đàng trong phát triển mạnh mẽ đạo Phật chính vì thế những công trình về Phật giáo rất được đầu tư. Chùa Thiên Mụ dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu đã được xây dựng lại với quy mô lớn. Đồng thời được trùng tu nhiều lần với nhiều công trình hoành tráng. Vị chúa này còn tự viết một bài văn bia về những công trình được xây dựng trong chùa. Nội dung chính là ca tụng những triết lý của đạo Phật, ca ngợi Hòa thượng Thạch Liêm đã giúp cho Phật giáo đàng trong phát triển. Văn bia được đặt lên lưng một con rùa đá, đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.

thien-mu-tu-linh-hon-giu-dat-co-do-3

CHÙA THIÊN MỤ DU LỊCH HUẾ NÊN ĐI ĐIỂM ĐẾN NÀY

Từ thời đó, chùa Thiên Mụ với quy mô lớn và vẻ đẹp của riêng mình đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất của đàng trong. Biểu tượng nổi bậc nhất của chùa là tháp Phước Duyên. Tháp có 7 tầng, cao đến 21m. Phía bên trong có cầu thang xoắn ốc dẫn đến tầng cao nhất của tháp. Mỗi tầng đều có thờ tượng Phật và trước đây tầng cao nhất là thờ tượng Phật bằng vàng.

Chùa có một chiếc chuông được đúc từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Tiếng chuông chùa Thiên Mụ đã đi vào cả thi ca của người Việt. Chùa có một khuôn viên là một vườn hoa cỏ được chăm sóc, tỉa tót hằng ngày rất đẹp với những di vật nổi tiếng.

Chùa còn có một hòn non bộ của Đào Tấn - vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam. Hay lưu giữ  chiếc ô tô là di vật của Thích Quảng Đức sư để lại trước khi tự thiêu để phản đối chính sách diệt Phật tàn bạo của Ngô Đình Diệm. Bên trong chùa có lăng mộ của sư Thích Đôn Hậu. Đây vị sư trụ trì chùa nổi tiếng dành cuộc đời để làm những hoạt động công ích.

thien-mu-tu-linh-hon-giu-dat-co-do-4

Nét đẹp chùa hòa mình bên dòng sông Hương trữ tình tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Chùa Thiên Mụ góp thêm một di tích, một thắng cảnh làm điểm sáng cho văn hóa và du lịch Huế. Hãy một lần đến thăm Thiên Mụ Tự Huế để tịnh tâm nơi chùa thiêng trăm tuổi.

Xem thêm: Nét đẹp thơ mộng duyên dáng của vùng đất kinh kỳ cố đô Huế

From đăng ký hợp tác kinh doanh

Họ và tên (*):
Số điện thoại (*):
Địa chỉ KD:
Ngành nghề: